Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Truyện ngắn của Lê Hồng Tuân-Hoa Thanh Zái

 Chó - Lợn

Lợn, Bắc Lừa gọi thế. Nam Lừa gọi là heo, trẻ con xem Tam quốc hay gọi là Trư Bát Giới.

Về cơ bản lợn chỉ có hai giống là đực và caí, anh chưa từng thấy lợn pê-đê hay ô-môi bao giờ nhưng lại có nhiều loại như lợn moị, ( ta vẫn thuờng biết dưới tên lợn Muờng hoặc Mán), lợn lai( một thời có cái đuôi@ kinh tế), lợn sề ( giống chuyên dùng để đẻ)...thêm vài chủng lợn ngoại nữa, tỷ như Đức lợ

n, Trung quốc lợn, Úc lợn...Đấy là chưa kể thêm vài giống lợn hoang khác như lợn loì, lợn rừng, lợn meò...Thế mới hay cái giống lợn cũng đa dạng và phong phú lắm. Bàn dông dài thế để thấy sự trân trọng anh dành cho lợn đến cỡ nào.

Đại Lừa là nuớc nông nghiệp mà đặc trưng của một nuớc nông nghiệp là nguời dân phải biết chăn lợn và trồng rau. Tuy thế đã có một thời Lừa chỉ chú trọng phần trồng rau mà quên đi mất phần nuôi lợn nên mới có chuyện lấy phân nguời tuới rau là vậy. Đến khi phân nguời cũng hiếm mới sinh ra sáng kiến lấy rau làm phân, dân Lừa không gọi là phân rau mà gọi là phân xanh cho nó...cách mạng. Rồi trong bữa cơm có miếng tóp mỡ lợn cũng là điều xa xỉ. Nói như vậy là một thời nguời ta không đánh giá cao vai trò của lợn.


Thời nay, nhờ chính sách đổi mới cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông dân mà lợn đựoc nuôi nhiều hơn, theo uớc tính Đại Lừa có đến 12 triệu lợn. Khi mà các chính sách nuôi bò thất baị, nuôi gà vịt không ăn thua lại hay dịch bệnh, nuôi chó phải xin phép, hay cắn nguời và phát daị....thì nuôi nhiều lợn kể như là phù hợp. Và trong tuơng lai, sữa lợn là nguồn thức uống chính cho các chaú, là nguồn dinh dưỡng cơ bản cho tuổi già. Lợn muôn năm.


Từ xa xưa, lợn vẫn bị gán cho tiếng xấu là tham ăn, ngu dốt và...dâm đãng. Đại Lừa ta gọi phim xxx chắc là phim...con heo, có lẽ là xuất phát từ đặc trưng này của lợn chăng?


Nhớ thời xa xưa khi đang còn ở nhà quê bêu nắng, bắt chuồn chuồn, mẹ khoán cho ngoài giờ học phải chăn 2 con lợn nái ( giống lợn sề, chuyên dùng để đẻ). Khổ nhất là những khi đến kỳ 2 con lợn này huớn ( động dục) là chúng kêu rên suốt ngaỳ, phá chuồng phá cũi ghê lắm. Những khi như thế là chúng bỏ ăn, sục mõm vào cám rồi hất tưng đi, vô cùng dữ dội. Thú y xã huớng dẫn sinh sản phải khoa học để duy trì chất luợng con nên sau 1 lứa phải bỏ một lứa. Đúng kỳ, mẹ lại bắt ra hợp tác xã mua chịu của chú Tuyết bán tinh 1 lọ tinh rồi về bơm vào xi-lanh, lợn con ra đời bằng cách đó. Nhà nào không thích nhân tạo thì cũng có chú Tuyết, ngoài nghề bán tinh, chú còn có một con lợn đực to như con trâu chuyên quất đi cùng làng cuối ngõ thụ tinh rong theo lối...tự nhiên cổ truyền. Trông con lợn đực giống ấy mà khiếp, nhất là quả dái phân phối giống, dễ phải nặng đến gần một yến.


Giống lợn thuờng có tật hay đẻ vào lúc nửa đêm về sáng. Truớc khi chuẩn bị nằm ổ là chúng xục xạo vơ rác, ôm rơm. Những lúc như thế, mẹ lại sai đi xin rơm lót ổ, lại còn bắt treo một cái đèn bão ở cửa chuồng để khi lợn đẻ không xéo nhầm phải con và điều quan trọng là soi cuớp bộ nhau thai để mai bố làm nón nuớng băm viên ăn kèm bánh đa uống ruợu. Lơ mơ là chúng nó xơi mất hay ỉa phân lên thì...ăn cứt! Mỗi một lứa như thế tuỳ theo tinh tốt hay xấu, chất luợng chăm chút thế nào mà dao động ở khoảng cộng, trừ 10 con/lứa. Những con lợn chẹt quá ( coì) thì mang đem cho ông Cam đầu ngõ nấu cháo ăn dưỡng già, mấy con này mà có để nuôi thì một là chết vì yếu, không tranh bú đựoc hoặc có sống thì nuôi vạn đời vẫn cứ bằng...nắm đấm, giống này quê anh gọi là lợn...trớt cộm.


Xem đàn lợn con hồng hào rúc bú lợn mẹ mới thấy tranh Đông hồ đẹp. Các cụ nhà mình thật là nhân văn và tinh mắt.


Thuờng thì đàn lợn con chăn khoảng 2 tháng thì xuất chuồng đuợc. Nhà tuyền bán cho nguời làng ít khi phải mang ra chợ. Có nguời thì giả bằng tiền, nguời thì chịu đến mùa sau đong thóc. Ấy thế mà lắm khi mất không lợn giống cho họ vì nhiều nhẽ trong đó nhẽ phải tính đến là lợn chết. Chả đựoc ơn huệ gì còn mang tiếng xấu là bán lợn bệnh, lợn ma. Đến khỉ!


Cứ sau một lứa, cả nhà lại tập trung vào vỗ béo và phục hồi nhân phẩm cho lợn mẹ đặng mong chờ lứa sau chất luợng hơn. Chăm còn hơn chăm em bé. Mẹ, gặp phải cái thời thổ tả, quý lợn hơn nguời cũng là đuơng nhiên.


Cứ khoảng từ 3 đến 5 năm nhà anh thay nái một lần. Chăm tốt mấy thời tốt nhưng vẫn không cuỡng lại đựoc quy luật của thời gian. Lợn già thụ tinh khó đậu hơn hoặc có đậu đẻ cũng không ăn thua là mấy, vừa ít con lại còn coì. Chắc là hết trứng. Cứ ngẫm so với cái giống nguời thấy đồng điệu lắm lắm, ít ra là về mặt sinh sản.


Thế là lại phải vỗ béo để từ lợn già thành lợn trẻ để bán cho cánh hàng xeo. Về cơ bản mà noí, trừ cái sự lê thê của cái vú sề ra thì trông cũng ngon mắt lắm. Cánh hàng xeo non kinh nghiệm còn phán xẻ thịt cũng phải đạt bảy thành ruỡi đến tám thành. Thế nhưng đám lão luyện nhìn biết ngay, thậm chí có thằng còn đọc vanh vách đã đẻ bao nhiêu lứa. Sự chuyên cần trong nghề nghiệp nó tạo ra kỹ năng. Có thằng nhìn đàn bà con gái đi ngang bấm đốt nón tay phán còn trinh hay đã hỏng đúng răm rắp. Thánh cực!


Chúng ép giá ghê quá nên nhà anh không bán. Mẹ bảo thôi gắng nuôi để đến tết mổ thịt ngoài sân kho hợp tác đổi thóc hay bán cho cả làng. Tính ra vẫn lời hơn bán cho đám hàng xeo, đã thế bộ lòng lại phần nhà mình, đổ dồi, đánh tiết canh ăn mệt nghỉ.


Mẹ anh quả toan tính như thần. Hai con xẻ thịt đúng dịp tết nhoáng cái đã hết veo, thu ngay tại chỗ cũng đuợc vài nghìn bạc cũ, sổ ghi nợ thóc thì dài đến ba trang giấy kẻ ô-li. Tết mà, nhà ai cũng phải có tý thịt treo xó bếp. Họ biết tỏng là thịt lợn nái sề, có khí dai nhưng nấu đông hay gói bánh thì dai cũng thành mềm hết. Đuợc ăn là tốt rồi!


Mẹ tiên sư hai con lợn, anh đã thoát kiếp chăm nó ấy thế mà khi nó băng hà cứu đói cho cả nhà vuỡn không chiụ tha cho anh. Qua tết, đến vụ mùa cứ đi học về hay thấy bóng dáng ở đâu là mẹ lại quát đi thu nợ. Cái thân còi quảy hai đầu thúng, nhà năm lạng, kẻ dăm cân hùng hục đi thu suốt muà. Mẹ, khổ nhọc hơn cái thời cám chấu.


Anh vẫn còn một cái sẹo to ở mông bên phải là kỷ niệm buồn cho dạo đó. Đi thu thóc nợ rồi bị chó nhà nguời ta nó cắn phaỉ. Đau đến tận giờ.


Cũng may, nhờ lợn và cái sự tảo tần có tính toán của mẹ mà anh có ngày hôm nay khi ngồi viết những chuyện naỳ cho các bạn ngửi.


Anh biết ơn mẹ và yêu lợn hơn cả Bác!


Có lẽ sau con nguời, Chó đựoc nhắc đến nhiều nhất. Thôi thì đủ cả trong văn chuơng, thơ phú, tranh ảnh, hát hò...đấy là chưa kể đến hàng chục triệu cái mồm nguời Đại Lừa ta không ai là không nhắc đến chó 1 lần trong ngaỳ.


Cũng như lợn, chó có nhiều giống nhưng chó khác lợn là chó đến với nguời sớm hơn, bạn Gúc bảo mới anh thế. Và anh cũng đồ rằng không chừng chó còn có truớc cả nguời???


Nguời Đại Lừa ta khác với các nguời khác về sự đối đãi với chó. Tỷ như Tây, chó là bạn hay người yêu, bân bẩn như Taù, Nhật...chó còn đựoc nuôi làm cảnh, vài anh vớ vẩn khác chó còn đựoc để lên bàn thờ...Ta thì nuôi chó chỉ để dọn cứt, trông nhà và giết thịt. Thịt chó ngon, ở đời mà không được miếng thịt chó thì coi như chưa sống. Thời thổ tả một vai trò vô cùng quan trọng của chó là làm " công nhân vệ sinh" cho mỗi gia đình.


Thời đó, thức ăn của nguời là mạch, mì, sắn...độn gạo kho, muối nát. Mà muối cũng chả ra cái làm sao khi bàn tay cô mậu dịch bốc sỏi phả vào cho nặng cân. Ai ở vào thời đó nghĩ lại anh cam đoan rằng đều vãi tè hết. Đấy là hẵng còn may đấy, khi hết những thức đó nguời lại còn ăn tranh sang phần lợn, đó là cám tốt nấu rau lang, ăn vào sít đặc cả cuống họng. Anh đã đã từng ăn như thế!


Thức ăn cho nguời đã thế thời chó ăn gì? Thưa ngay, ăn đúng sản phẩm " quay vòng" của nguời qua đuòng hậu môn. Hay nói toẹt ra, thức ăn của chó là cứt nguời. Ấy thế mà cũng không đủ, nhiều giống chó còn nhằn cả cứt lợn, phân gà...nhưng anh chưa từng thấy chó ăn cứt chó bao giờ cả.


Với nhiều phẩm chất cao quý mà con nguời nhiều khi không có đựoc nên ở đâu Tây, Tàu hay ta, làm bạn, làm cảnh hay trông nhà, dọn vệ sinh, giết thịt...chó luôn đựoc biểu dương và tán thuởng. Nhưng cái sự biểu dương và tán thuởng ở Đại Lừa ta thì không giống ai. Nếu có hay ho thì chỉ trong văn chuơng, còn thực thì chỉ gói gọn trong 2 từ: đồ chó! Thật là đau diều!


Hồi anh còn bé tý, nhà đã nuôi chó rồi, những 2 con, một vàng, một mực và đều là đực cả. Thời đó, đâu phải nhà ai cũng nuôi đựoc chó thế nên 2 con chó nhà anh làm nhiệm vụ trông nhà cho cả xóm, dọn vệ sinh cho nửa làng. Mấy nhà bên cạnh có trẻ con, cứ đến khi xi ỉa xong là cứ tít tít, êu êu là chúng nó phi đến dọn baĩ, dọn luôn cả phần dính ở đít con trẻ. Thế mới có 1 chuyện chả biết nên cuời hay mếu khi cả 2 con tranh nhau liếm đít một thằng bé, cắn nhau ầm lên rồi xỉa ngay răng vào chym. Đi mất một nửa, may vác lên trạm xá kịp, vả lại trẻ con thời mau lành nhưng đến nay thằng kia gần 30 mà vẫn...có tật. Vợ nó trách mẹ anh mãi. Mấy đứa em ở nhà, cứ ỉa bậy ngoài vuờn xong là đỏ mặt tía tai chổng mông kêu chó đến lè luỡi liếm đít, có phần đạt đựoc khoái cảm nên cứ ư ử, thi thoảng lại ré lên nắc nẻ.


Ở đây bàn thêm một tý về sự đi ỉa thời thổ tả để thấy hết đựoc giá trị của nhà có chó. Thời đó đi ỉa bất luận ở vuờn nhà hay hố xí hợp tác xã thì chuyện chùi đít bằng giấy hay báo cũ là chuyện vô cùng xa xỉ bởi những thứ đó hiếm, có chăng cũng phải gom lại làm kế hoạch nhỏ, thi đua xyz tốt...Nếu như ở vuờn nhà thì cứ nhè gốc cây mà kịn hay lá chuối khô mà chùi nhưng đấy là nhà có cây lưu niên hay có chuối, phải nhà không thì kịn vào mõn đá hay bê đít ra ao mà cọ. Vất vả lắm lắm!


Hai con chó nhà anh sau chết mất một. Con này chết là do đoí, do tham và phần nhiều là do sự cẩu thả của con nguời. Đến phiên đánh hố xí HTX để lấy phân bón ruộng và nuôi cá bột, chả hiểu canh me thế nào để con chó nhà anh chui vào đuợc xực đẫy thứ phân gio lưu cữu của đông nguời rồi về truơng bụng lên và...chết. Cả nhà tiếc, đang tơ thế mà chết.


Con sót lại đâm ra suớng, thi thoảng lại đựoc bồi dưỡng cho tý cám, ít bột sắn nên trông khẻo khoắn và oai vệ lắm. Mà cũng phải thôi, đang kỳ chó tơ mà, có đói khổ mấy thì trông vẫn muợt cũng như khối em gái ở làng, ăn tuyền sắn độn, cám bột mà vẫn rực rỡ ở tuổi 17, 18 đấy thôi. Tạo hoá nó khéo khiến cái sự...nảy noì!


Khổ nhất là cái sự đi tơ của con chó nhà anh, lắm đêm nó bỏ đi đến sáng để tìm con caí. Nhưng khốn nạn, cả làng chả có con chó cái nào nên hồn, tuyền ốm nhách, ghẻ xù nên nó phải mò ra sau đê đi tơ chó làng khác. Kết quả là sau ít hôm, chả thấy bóng dáng đâu. Bố anh thở dài bảo thôi không nuôi nữa.


Nhà hết chó từ đó!


Bây giờ anh muốn nuôi một con lợn cảnh mới một con chó lai nhưng vợ anh không cho, bảo người đang không có chỗ chui nữa là lợn với chó. Anh buồn ngồi nói chuyện chó lợn, thế thôi@ 2005
Tình đầu 

Lớp 12, lũ con gái lớn tướng, vú sừng trâu ngúng nguẩy thụt thò sau cánh áo mỏng rẻ tiền. Bọn con trai chúng tôi, chim còn chưa ra giàng nhưng tay cứ lượn lờ vân vê dăm ba sợi râu dại, suy tư như lãnh tụ. Là năm cuối cấp, viêc học hành cũng chộn rộn nhưng vẫn không quên những trò ma quái học trò. Tôi là lãnh
tụ của những trò đó, kẻ đầu têu vĩ đại, ngồi phòng giám hiệu với chủ nhiệm hay hiệu trưởng còn nhiều hơn ngồi học. Những trò tôi bày ra hồi đó kinh hãi lắm, đại khái như tổ chức nhìn trộm bạn gái đái, lập hội búng chim bạn trai, đánh rắm nắm tay phả mồm bạn quản ca kiêm lớp phó văn thể hay đặt vè chế nhạo thày cô. Sinh hoạt lớp tuần nào chúng cũng lôi tôi ra phê bình, kiểm điểm. Hạnh kiểm tôi xấu tệ nhưng cô chủ nhiệm vẫn cho khá, tôi mà tồi cô mất chủ nhiệm, khỏi tăng lương hay bi bô cột cờ đọc thành tích. Ông hiệu trưởng tên Lê Bá Bầu, lúc tử tế tôi gọi là Bấu Bà, mất dạy tôi kêu Bú Buồi ghét tôi như ghét đế quốc, thù tôi như mẹ chồng thù con dâu. Liên thiên thế để thấy, tôi mất dạy toàn tập, may được cái học giỏi chứ không thì đã bị tống cổ từ lâu.

Cũng năm đó, đời tôi thay đổi lớn, đến tận giờ. Tôi ngoan ra và suy tư nhiều lắm nhưng địt mẹ học lại ngu đi như ông bò. Lớp chúng tôi đón đoàn sinh viên thực tập, 6 người, cô trưởng nhóm tên Ái, xinh thôi rồi. Ban đầu, tôi kệ mẹ với những trò dự giờ dạy thử, văn nghệ văn gừng, kể chuyện làm thơ. Tôi không khoái những trò đó, vô bổ bỏ mẹ. Tôi chỉ thích nghịch những trò tinh quái. Thày cô thực tập tôi bắt nạt, nghịch đểu, trêu ngươi cho đến khóc. Tôi phá hoại công cuộc thực tập của thày cô như đảng ta phá hoại trong cái cách ruộng đất. Ai cũng ghét tôi, mỗi cô Ái là không. Cô che chở tôi những tội lỗi dại khờ, hay cho tôi đi nhờ xe, cho tôi kẹo dồi, bút bi và sách vở. Nhẽ thế nên tôi bớt nghịch đi. Tôi coi cô như cô Tấm dịu hiền ( lớn lên tôi mới biết cô Tấm ác bỏ mẹ, đóe dịu hiền tý nào )

Tôi mến cô thực sự. Cô cũng mến tôi. Những khi rảnh rỗi, cô hay chở tôi xuống thị xã cho ăn kem cốc trong khi tôi chỉ thèm kem que. Cô còn chở tôi về nhà chơi. Nhà cô đẹp, giường cô nhiều tranh ảnh diễn viên, thơm bát ngát. Cô hay hỏi tôi về trường lớp, chán lại hỏi ước mơ. Trường lớp thì tôi không biết gì, ước mơ thì tôi chỉ thích được bóp vú con bạn gái quản ca kiêm lớp phó văn thể xinh xinh. Cả hai thứ tôi đều chẳng nói với cô được.

Ngày hết kỳ thực tập, cả lớp tôi buồn như đưa đám. Bọn con gái mau nước mắt khóc chia ly như đám ma đại cố. Mấy thằng con trai cũng sụt sùi mào gà, nức nở. Tôi ráo hoảnh, chỉ thấy tiêng tiếc thứ gì đó, đại khái như ăn kem, đi nhờ xe của cô Ái. Tức là tôi mất đi đặc quyền, sự yêu chiều và hưởng thụ. Chúng tôi góp tiền mua tặng phẩm tặng thày cô thực tập. Họ cũng thế, góp tiền mua tặng lại. Cô Ái tặng riêng một cuốn sổ bìa đỏ gáy vàng to vật, dày cộp. Cô nhìn tôi ưu tư, dặn bớt nghịch đi, dành nhiều thời gian ghi chép cuộc đời vào cuốn sổ. Tôi không nghe lời cô, đem bán cho con quản ca kiêm lớp phó văn thể để nó làm thơ, ghi lưu bút.

Cô cùng đoàn thực tập trở lại trường. Cô bảo tôi mấy tháng nữa sẽ tốt nghiệp rồi đi làm cô giáo. Tôi cười bảo cô dạy gì em chả hiểu mà làm được cô giáo kể cũng tài nhỉ. Cô không buồn, véo má tôi, day day, cười nắc nẻ. Cô còn dặn tôi, biết nhà rồi, cứ xuống chơi với cô, tất nhiên, phải sau mấy tháng nữa, chứ xuống giờ, chơi mới ai. Cô ôm lấy tôi. Tôi cao hơn cô một cái đầu nhưng vẫn ngửi thấy mùi thơm ở mặt và nhịp phập phồng nơi áo ngực.

Cô đi rồi, tôi tự dưng buồn hẳn. Nếu như cái cảm giác tiêng tiếc trước kia là có thật thì giờ thay vào là sự buồn bã nhớ nhung tận cùng. Tôi không hiểu vì sao. Tôi nhớ dáng hình cô, nhớ ánh mắt, nhớ mùi thơm da mặt, và cả cái cảm giác âm ấm, phập phồng. Tôi chẳng còn nghịch ngợm, giờ chơi cứ thu lu góc bàn vê gấu áo, cắn móng tay. Lũ bạn tưởng tôi tu chí cho việc học, nhưng đéo phải, tu chí gì mà học ngu đi ngày một. Không ngày nào là tôi không vẩn vơ đến cô, tất nhiên nhớ cả vị kem cốc, kẹo dồi.

Tôi đến thăm cô vào chiều thu êm ả khi thi xong đại học và cô cũng đã ra trường đang ở nhà chờ việc. Cô ngạc nhiên lắm, không nghĩ là tôi thăm. Cô tíu tít kể tôi chuyện sinh viên, hướng đạo tôi đủ thứ về cuộc sống KTX. Tôi nghe háo hức, thích thú thực sự vì nghĩ cũng ít ngày nữa thôi tôi cũng có thể thành thằng tân sinh viên lắm chứ. Rồi cũng như trước kia, cô lại hỏi tôi về trường lớp, về bạn bè, rồi lại ước mơ. Trường lớp tôi đã chia tay rồi, bạn bè sau ra trường bận thi cử chả biết ai đường nào. Còn ước mơ à, tôi ước cô lại ôm tôi như ngày trước. Cả hai thứ tôi lại chẳng nói được với cô.

Cô bắt tôi ở lại ăn cơm. Tôi đồng ý. Tôi với cô xách làn đi chợ. Đi song song, như đôi tình nhân hạnh phúc hay chí ít cũng giống như cặp vợ chồng son. Tôi nhớn lắm rồi.

Cơm cô nấu ngon, gã trai mới nhớn như tôi đánh tì tì. Bố mẹ cô gắp thức ăn cho tôi nhiệt tình như tiếp đạn cho pháo cối giã mục tiêu. Cô ngồi đầu nồi, ôm chân ý tứ, nhìn tôi không chớp. No nê, cô kê chõng ngoài sân bảo tôi ngồi chờ cô rửa bát. Trăng thu sáng nhẹ, hàng xoan lá rụng tơi bời, tiếng dế ỉ i ngoài vườn, tiếng cô se sẽ hát bài gì mà giáo viên nhân dân, tất cả thơ tợn. Trong nhà, mẹ cô đang thắp hương bàn thờ, trên đó còn nguyên bát cơm và mấy đĩa thức ăn bé xíu, rì rầm khấn. Tôi thấy ảnh một ông trẻ măng, giông giống tôi, ngồi chễn trệ.

Cô ngồi chõng cùng tôi, lại líu lo chuyện. Tôi ăn no rồi bụng chỉ muốn về kẻo muộn mẹ tôi mắng. Tôi hỏi cô người trên bàn thờ là ai, nhà cô có liệt sĩ? Đang líu lo, cô im bặt, đèn vàng quyện ánh trăng hắt mặt cô lóng lánh. Cô khóc. Đó là em trai cô, đi bơi sông chết đuối. Cô bảo bằng tuổi tôi nếu còn sống và giống tôi y lột. Tôi thoáng rùng mình rồi run bắn khi cô ôm chặt lấy tôi, nức nở. Tôi lại thấy mùi thơm trên da mặt, có điều nó lẫn vào nước mắt, ngực cô phập phồng, rung lên từng chập theo tiếng nấc. Cô cứ ôm ghì lấy tôi như thế cho đến khi có tiếng vè vè động cơ con Simson lao ập vào sân, khói phun mù mịt. Tôi nhao người lấy xe đạp, vẫn kịp chaò to bố mẹ cô một tiếng. Tôi mải miết đạp. Nghĩ miên man.

Đến lối rẽ qua cầu về nhà, tôi quặt xe. Pha đèn xe máy lẫn tiếng vè vè cũng ngoặt theo. A, hình như con Simson đổ ập sân nhà cô lúc nãy. Tôi nghe tiếng rú ga, nó vọt lên, giọng một thằng sặc mùi rượu quát, địt mẹ, thích phá đám hả mày. Tôi chưa kịp định thần, nó đã co chân đạp tôi một phát, cả xe lẫn người đổ ụp vào bụi rứa dại. Tiếng vê côn ồn ĩ rồi im bặt.

Tôi khập khiễng dong con xe đạp bị sang vành về nhà. Mẹ tôi hỏi sao, tôi cứ ú ớ. Khi đã yên thân, tôi nghe mẹ tôi thì thầm với bố, thằng này đi tán gái đâu bị nó đánh chứ tự dưng thì ngã làm sao được. Tôi nín thinh, cả đêm không chợp mắt.

Tôi làm sao có thể giống em trai cô được, một thằng bị chết đuối . Tôi muốn là người yêu của cô. Có điều, hehe, tôi sợ bị thằng đi Simson nó đạp bỏ mẹ.

Cô giờ già và xấu lắm, nghe đâu đã bỏ thằng Simson rồi. Mai tôi về quê và sẽ đi tìm. Em thương cô, Ái ôi!
(Nhà văn này rất nổi tiếng trên cộng đồng mạng,quê cũng ở Thanh Hóa nhưng ko biết hắn ở huyện nào,tôi copy nguyên văn của lão này,không sửa từ nào,kể cả từ tục bởi vốn dĩ tục ngôn đã làm nên thương hiệu của anh ta )

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Gửi các bạn



Hôm nay ngày khai giảng
Mùa thu đã đến rồi
Nhìn trời cao lồng lộng
Thấy buồn bực trong người

Buồn bực vì mấy tháng
Khóa ko hoạt động gì
Ngoài mấy anh tennis
Rủ em,chẳng buồn đi

Thứ nhất không biết chơi
Thứ nhì không biết uống
Thứ ba chú Cào Cào
Gặp em lại cà cuống (hic hic)

Lạng lách vào web khóa
Chém gió tý đỡ buồn
Gặp mỗi anh Dần hổ
Thở tha chuyện yêu đương

Bầu em làm admin
Nhưng bài không ai gửi
Để em còn đăng lên
Một mình em thui thủi.

Nếu chỉ vào để đọc
Không online xưng tên
Thì em xin từ chối
Chức danh làm admin

Trở về mái nhà xưa
Em thấy hồn ấm lại
Được viết lên những gì
Mình cho là thoải mái

Có đôi dòng nhắn nhủ
Bà con hiểu cho em
Xây nhà không ai ở
Rêu xanh mọc lem nhem...

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Hà nội đầu thập niên 90(dành cho những ai hoài niệm)

Nhờ sự thành công của Đổi Mới, đời sống của người dân Thủ đô Hà Nội vào năm 1990 đã thay đổi rất nhiều so với trước đó vài năm. Trong những ngày giápTết, vẻ đông vui nhộn nhịp tràn ngập khắp các ngả đường…




[IMG]
Nhờ sự thành công của Đổi Mới, đời sống của người dân Thủ đô Hà Nội vào năm 1990 đã thay đổi rất nhiều so với trước đó vài năm.


[IMG]
Hà Nội những ngày giáp tết năm 1990



[IMG]
Bách hóa tổng hợp ở phố Tràng Tiền thời ấy là một "thiên đường mua sắm" của Hà Nội. Đây cũng là một điểm đến thú vị của người Hà Nội và du khách thập phương.


[IMG]
Hàng hóa tràn ngập các đường phố, điều khác biệt dễ nhận thấy nhất so với thời kỳ Hà Nội còn thực hiện chế độ tem phiếu, bao cấp.


[IMG]
Dường như, điều đó cũng làm cho đời sống văn hóa của người dân cũng trở nên phong phú, đa dạng hơn.


[IMG]
Bỏ lại sau lưng một thời kỳ khó khăn, người Hà Nội đón chào năm mời trong niềm lạc quan phơi phới.
[IMG]
Vẻ sôi động của một khu chợ Tết.

[IMG]
Sắc đào hồng thấp thoáng trong khu phố cổ.


[IMG]
Một buổi sáng bình yên tại vườn hoa Indira Gandhi.


[IMG]
Đường Nguyễn Hữu Huân, đoạn chạy qua Cung thiếu nhi Hà Nội.


[IMG]
Trạm bảo hành đồng hồ Liên Xô ở đầu đường Điện Biên Phủ.

[IMG]
Các loại xe thô sơ như xe đạp, xích lô vẫn là phương tiện đi lại chính.


[IMG]
Xe máy cũng bắt đầu phổ biến, dù mỗi chiếc xe vào thời kỳ này là cả một gia tài.


[IMG]
Xe Babetta của Tiệp Khắc "vang bóng một thời" trước khi bị gán cho biệt danh "ba bét nhè".

[IMG]
Xứng danh là một "siêu xe", mỗi chiếc xe Honda Cub có lúc trị giá bằng cả căn nhà mặt phố.

[IMG]
Cho đến năm 1990, tàu điện vẫn là phương tiện giao thông công cộng chủ yếu của Hà Nội.

[IMG]
Tàu điện trên phố Đồng Xuân, chạy về phía bốt Hàng Đậu.


[IMG]
Tàu điện "len lỏi" giữa dòng người chật cứng trước chợ Đồng Xuân.


[IMG]
Đầu phố Hàng Đào.

[IMG] Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc.
[IMG]
Tàu điện đi vào bến bờ hồ Hoàn Kiếm, ngày nay đã trở thành bến xe buýt.


[IMG]
Tòa nhà phía bên phải là nhà điều hành xe điện.


[IMG]
Ít lâu sau đó, tòa nhà này bị thay thế bằng "Hàm cá mập". Tiếng chuông lanh canh của những chuyến tàu điện cũng biến mất dần trong thời gian này.


[IMG]
Những người bán bưởi trên khu vực bờ hồ.


[IMG]
Một góc bờ hồ Hoàn Kiếm.


[IMG]
Phía ngoài đền Ngọc Sơn.

[IMG]
Bọn trẻ bẫy cá bằng những chiếc đó.

[IMG] Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc.
[IMG]
Chụp ảnh lưu niệm bên bờ hồ.


[IMG]
Những chiếc cột điện kiểu này dường như đã biến mất ở Hà Nội ngày nay.

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Câu truyện cảm động


Ngày 24/8/1998, một đám tang vô cùng đặc biệt được tổ chức tại huyện Gia Tường, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Người chết là một cô gái mới 16 tuổi trên là Thẩm Xuân Linh.


Nhưng cô được nhận những nghi lễ long trọng nhất của làng, những người anh trai của cô mặc tấm áo tang chỉ được mặc khi đưa tang cha đẻ. Anh trai cô quỳ rất lâu trước linh cữu em gái, người trong làng ai cũng đeo băng tang.

Nhưng không ai biết rằng, cô gái mười sáu tuổi này thực ra không hề có máu mủ ruột thịt gì với những người còn sống, cũng như với dân làng này, thậm chí cô chỉ là một đứa con gái riêng của mẹ kế mà ngay cả tên trong sổ hộ khẩu của làng cũng không có.

Tôi là con ruột của gia đình này

Tháng 6 năm 1994, mẹ của Thái Xuân Linh góa chồng, đem Xuân Linh và đứa em trai từ Long Châu Tập, huyện Phạm Trạch, tỉnh Sơn Đông (TQ) sang huyện Gia Tường với gia đình mới. Bố dượng của Xuân Linh làm nghề thợ mộc, tên là Thẩm Thụ Bình, tính tình hiền lành đôn hậu.

Bố dượng có cha mẹ già 70 tuổi, và bốn đứa con trai còn đang đi học. Trong đó anh con cả Thẩm Kiến Quốc đang học Đại học Giao thông ở Tây An. Ba cậu con trai còn lại học trường phổ thông trong huyện.

Gánh nặng gia đình quá lớn, nhưng bố dượng cô giỏi nghề thợ mộc, trong nhà cũng chỉ chi tiêu dè sẻn, nên cuộc sống gia đình cũng tạm đủ.

Khi ba mẹ con Thái Xuân Linh gia nhập đại gia đình ấy, cả nhà đều vui vẻ chào đón, hay có thể bởi nhà toàn đàn ông, giờ có một cô em gái mới, cả ông bà nội lẫn bố dượng đều rất yêu quý Xuân Linh.

Khi đó, Linh chỉ vì bố mất, nhà nghèo khó, cô đành bỏ học ở nhà. Bố dượng dứt khoát đưa tiền cho cô đi học trở lại. Trong nhà vốn đã bốn đứa con đi học, giờ thêm Xuân Linh, gánh nặng càng lớn. Ông bố dượng chỉ có cách dành thời gian làm thêm lúc nông nhàn mới đủ cho chi tiêu trong gia đình.

Xuân Linh vô cùng trân trọng cơ hội được đi học, ngay học kỳ đầu tiên quay lại trường, cô đứng thứ ba trong khối. Ngoài học tập, cô lo liệu việc nhà, lúc nào rảnh rỗi thì giặt quần áo cho các anh, vác gỗ cho bố dượng, ông bố dượng thường khen ngợi:

- Bố thật là có phúc mới có đứa con gái ngoan ngoãn thế này.

Thời gian hạnh phúc chẳng bao lâu, đầu mùa hạ năm 1995, bố dượng cô trong lúc làm công trình đã ngã từ tầng ba xuống, bị liệt giường. Cột trụ trong gia đình đã gẫy, nguồn kinh tế chính của gia đình bị cắt đứt, và tiền chữa bệnh của bố dượng cô đã mang lại một khoản nợ rất lớn cho gia đình.

Thật đáng tiếc, khi mẹ Xuân Linh được bác sĩ cho biết, bệnh của chồng mới sẽ không bao giờ khỏi, cả đời nằm liệt giường, mẹ cô đã rất đau khổ. Bà không thể chịu đựng nổi sự rủi ro liên tiếp từ hai đời chồng, lại biết không gánh vác được một gánh nặng quá lớn từ gia đình chồng, mất hết hy vọng và niềm tin vào cuộc sống.

Bà ôm đứa con trai nhỏ ra đi, bỏ lại một nhà đầy người già, bệnh tật, trẻ con cho dù Xuân Linh năn nỉ, cầu xin mẹ như thế nào.

Thấy bố như thế, người con trai thứ hai định xin nhập ngũ, ông bố không đồng ý bởi anh thứ hai và thứ ba sắp cùng thi tốt nghiệp phổ thông, thành tích luôn đứng đầu trường.

Người con thứ ba cũng đòi bỏ học, muốn đi làm để gánh vác gia đình.

Vào lúc cả nhà bàn cãi, Xuân Linh đề nghị cho em nghỉ học, thay mẹ chèo chống gia đình này. Bố dượng cô rơi nước mắt, ngay cả ông bà nội cũng khóc. Bố dượng cô đau khổ nói:

- Xuân Linh, bố xin lỗi con! Các anh con đã học chừng đó năm rồi, giờ bỏ đi uổng phí quá, bố biết là làm thế con sẽ thiệt thòi

Ba người anh trai đều nắm chặt tay em gái, cùng thề với bố, cho dù sau này ai thi đỗ đại học, cũng đều nhớ công người em gái.

Hai người trên hoang đảo

- Một chuyến tàu ngoài khơi gặp bão và bị đắm. Có hai người dạt đến một hoang đảo. Cả hai đã nhiều lần làm thuyền nhưng không lần nào thành công. Cuối cùng, họ đồng ý với nhau là cùng ngồi cầu nguyện. Mỗi người sẽ ở một nửa hòn đảo xem lời cầu nguyện của ai sẽ linh nghiệm.
Đầu tiên, người thứ nhất cầu nguyện có được thức ăn. Sáng hôm sau, người thứ nhất tìm thấy một cây có nhiều quả rất ngon nên anh ta không còn phải lo lắng đi tìm thức ăn nữa. Ở phần bên kia hòn đảo, đất vẫn khô cằn và người thứ hai không tìm được gì cả.

Hết một tuần, người thứ nhất cầu nguyện cho có bầu bạn. Chỉ sau một ngày, ở bên đảo của người thứ nhất có một chiếc tàu khác bị đắm và một người phụ nữ dạt vào. Hai người chuyện trò cho bớt cô đơn, còn ở phần bên kia hòn đảo, người thứ hai vẫn không có gì khác.

Liên tục ngững ngày sau đó, người thứ nhất cầu nguyện được căn nhà, quần áo ấm và nhiều thức ăn hơn. Phép màu lại xảy ra. Những gì anh ta ước thường xuất hiện ngay vào buổi sáng ngày hôm sau. Tuy nhiên, vẫn không có gì khác xảy ra ở phần đảo của người đàn ông thứ hai.

Cuối cùng, người thứ nhất và người phụ nữ - nay đã là vợ anh ta- cầu nguyện có một chiếc tàu. Sáng hôm sau, một chiếc tàu lớn xuất hiện trên bãi biển. Người thứ nhất dẫn vợ mình lên tàu và quyết định bỏ người thứ hai ở lại trên đảo. Anh ta nghĩ rằng người kia không đáng được nhận bất kì tứ gì anh ta có được từ những lời cầu nguyện riêng của anh ta.

Khi chiếc tàu chuẩn bị rời bến, bỗng người thứ nhất nghe thấy có tiếng nói vang lên từ không trung: " Tại sao ngươi lại bỏ bạn mình?". Người thứ nhất thản nhiên cao giọng: "Tất cả mọi thứ đều do tôi cầu nguyện mà có. Anh ta chẳng cầu nguyện được gì cả nên anh ta không xứng đáng để đi cùng tôi."

"Ngươi sai rồi" - giọng nói vang lên trách móc - " Từ đầu đến cuối, anh ta chỉ ước có một điều và ta đã thực hiện cho anh ta điều ước ấy". Người thứ nhất rất ngạc nhiên: " Hãy cho tôi biết anh ta đã ước gì vậy?"

"Anh ta đã ước rằng những lời cầu nguyện của ngươi được biến thành sự thật!
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Lòng mẹ


Bế đứa con trai vừa mới chào đời lên, bà mẹ nhè nhẹ đong đưa đôi tay và hát:
 Thương con mẹ thương con
Yêu con mẹ yêu con
Yêu suốt một cuộc đời
Ðến ngày con lớn khôn...

Ðứa bé càng lúc càng lớn lên. Khi được hai tuổi, nó chạy chập chững bước thấp bước cao nô đùa quanh nhà, lôi sách vở trên kệ xuống để nghịch phá. Nó bày đủ thứ đồ chơi ra sàn nhà. Nó tè trong quần. Nó ị trên giường. Nó khóc. Nó la. Và bà mẹ đôi lúc phải thốt lên: "Cái thằng này, con làm mẹ điên mất!".
Nhưng đêm đến, khi nó ngủ thật say, bà mẹ đến bên chiếc nôi trìu mến nhìn nó và khẽ hát:

Thương con mẹ thương con
Yêu con mẹ yêu con
Yêu suốt một cuộc đời
Đến ngày con lớn khôn...

Ðứa bé tiếp tục lớn lên thành một thằng nhóc chín tuổi. Nó không hề thích ăn uống đúng giờ. Nó không bao giờ muốn tắm rửa. Khi bà ngoại đến thăm, nhiều lúc nó lại buông giọng gắt gỏng với bà. Và bà mẹ đôi lúc muốn đưa nó đi đâu cho khuất mắt.
Nhưng đêm đến, khi nó ngủ thật say, bà mẹ rón rén đến bên giường, kéo tấm chăn đắp lên người nó và khẽ hát:

Thương con mẹ thương con
Yêu con mẹ yêu con
Yêu suốt một cuộc đời
Ðến ngày con lớn khôn...

Ngày qua ngày, thằng bé đến tuổi dậy thì. Nó dẫn về nhà những thằng bạn kì quặc. Nó ăn mặc những bộ đồ kì quặc. Nó nhún nhảy một cách kì quặc theo những bản nhạc cũng rất kì quặc. Và bà mẹ đôi lúc có cảm giác như thể đang ở trong sở thú.
Nhưng đêm đến, chờ nó ngủ thật say, bà mẹ nhẹ nhàng mở cửa phòng riêng của nó, bước đến hôn lên trán nó và khẽ hát:

Thương con mẹ thương con
Yêu con mẹ yêu con
Yêu suốt một cuộc đời
Ðến ngày con lớn khôn...

Thằng bé kì quặc tiếp tục lớn lên thành một thanh niên trưởng thành. Nó rời nhà lên thành phố để làm việc và sống trong một căn phòng trọ. Thỉnh thoàng bà mẹ đón xe lęn thăm nó. Những lần như thế, bŕ phải ngồi trước cửa phòng trọ và chờ đến tận khuya thì thấy nó say khướt trở về. Bà dìu nó vào phòng, lau mặt cho nó rồi đỡ nó lên giường. Sau đó, bŕ lắc đầu ngao ngán nhìn nó. Nhưng khi nó ngủ say, đượm buồn, bà khẽ hát:

Thương con mẹ thương con
Yêu con mẹ yêu con
Yêu suốt một cuộc đời
Ðến ngày con lớn khôn...

Và rồi đứa con lập gia đình và hoạ hoằn lắm mới về thăm bà. Nó còn phải bươn chải để chăm lo cho mái ấm rięng của nó. Thời gian trôi qua và lạnh lùng khắc những nếp nhăn lęn khuôn mặt già nua ngày càng hốc hác của bà mẹ. Một hôm, thấy yếu trong người, bà gọi điện bảo đứa con về thăm. Nó lái xe về thăm bà và ngủ lại nhà một đêm. Tối đó, bà nằm trong giường và khẽ hát:

Thương con mẹ thương con
Yêu con mẹ yêu con
...

Nhưng cơn ho khan khiến bà không hát được trọn bài hát thuở nào. Ðêm đó, bà lặng lẽ qua đời.
Sau đám tang, đợi tối đến, khi đứa con của mình ngủ thật say, người đàn ông vừa mất mẹ bước đến hôn lên trán nó và khẽ hát:

Thương con mẹ thương con
Yêu con mẹ yêu con
Yêu suốt một cuộc đời
Ðến ngày con lớn khôn...

Hát xong, hắn lặng lẽ khóc một mình.
Nguồn: sưu tầm

12F




Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Mùa hoa tràm bông vàng

Hai mươi năm mới có dịp trở lại Trường xưa đúng vào Hội khóa.May mắn cho chúng tôi là trong dịp này các giáo viên đang chấm thi,khu vực trường cấm không được vào nhưng bọn tôi được đặc cách cho vào sân trường chụp ảnh bởi Hiệu trưởng của trường lại là chị gái của cậu bạn học cùng.Trường Chuyên Lam Sơn của chúng tôi đã chuyển sang vị trí mới,tuy nhiên mỗi lần về thăm quê,chúng tôi bao giờ cũng tìm lại nơi mà ngày xưa đã gắn bó với tuổi học trò bởi sang trường mới,nó cứ cảm thấy lác lõng, xa xôi mà chẳng có 1 chút cảm xúc gì đọng lại.
-Trường Lam Sơn của chúng tôi bây giờ đang dành cho khối phổ thông và mang 1 cái tên khác: trường Đào Duy Từ.Ngôi trường thì vẫn vậy,vẫn khoác lên trên mình chiếc áo cũ kỹ của thời gian nhưng cũng có đầu tư xây dựng thêm: Một chiếc cổng mới khang trang,đằng sau dãy nhà phía Tây ngày xưa là hồ nước ,nơi lũ chúng tôi thường lang thang ra câu cá thì nay đã xây dựng kín để làm hội trường,Ban giám hiệu cho trường Đào.Trong sân trường,những bãi cỏ hoang mọc dại xen lẫn trong nền đất thì nay đã được lát bằng gạch block sạch sẽ hơn.Tôi vào trong sân trường  chụp ảnh như để tìm lại một chút ít những kỷ niệm còn sót lại ở đâu đó trên sân trường,nơi mà mùa hè của hai mươi năm trước đã diễn ra khá là xúc động:có nươc mắt,có xao xuyến,có bồi hồi của giờ phút chia ly. Tôi đảo mắt tìm một loài hoa mà suốt ba năm đã gắn bó với lũ học trò trường tôi :Hoa tràm bông vàng nhưng tuyệt nhiên không còn nữa,một cảm giác hụt hẫng xâm chiếm nhẹ vào tâm hồn.
-Khi bước chân vào lớp 10,trong sân trường cũng bắt đầu trồng những cây tràm bông vàng như một sự đánh dấu cho những bước đi bỡ ngỡ của khóa chúng tôi,cây tràm bông vàng vốn dĩ rất dễ trồng nên chỉ trong một năm,hầu hết các cây trong sân trường đều tươi tốt và bắt đầu nở hoa.Hoa tràm bông thật lạ,từng hạt phấn nhỏ li ti thả xuống và bay khắp sân trường tỏa ra một mùi thơm dìu dịu.Đến mùa hóa tràm,cả sân trường như được khoác lên mình chiếc áo vàng rực rỡ.Đâu đó có cậu học trò đu mình lên ngắt những nhành hoa chắc là  giấu diếm tặng cho cô bạn nhỏ thay cho lời nói.Con trai lớp bọn tôi trong giờ thể dục chạy 800m phải chạy 5 vòng quanh trường thì 1 số thằng nghĩ ra  cách là cứ chạy 1,2 vòng lại chui vào những khóm tràm bông um tùm đang rủ từng tán lá và trốn ở trong đấy, đợi đến vòng cuối cùng lại nhập với đoàn về đích,vẻ mặt cứ như chưa có chuyện gì xảy ra bên cạnh mấy thằng bạn thật thà thở hổn hển vì kiệt sức.
Cả ba năm trung học,những cây tràm bông vàng theo đó cũng lớn lên như sự trưởng thành của chúng tôi,đến khi cuối cấp,thân cây ngày nào còn khẳng khiu thì nay cũng trở nên to lớn,hoa của chúng thì ngày một ngào ngạt hơn.Hôm chụp ảnh lưu niệm,đứa nào cũng chọn cho mình một gốc tràm bông để tạo dáng và cũng để giữ lại hình ảnh loài cây đã gắn bó trong suốt ba năm .Thế rồi,giờ phút chia tay cũng đến,chúng tôi xa mái trường,xa lớp học và xa cả những tán tràm bông rợp mát 4 mùa trong lòng không khỏi bùi ngùi.Hai mươi năm trở lại mái trường,không hiểu vì lý do gì mà người ta đã không còn trồng nó nữa,thay vào đó là những xà cừ,bàng...Cố tìm một hình ảnh còn sót lại của loài cây này nhưng không thấy, đứng giữa sân trường ,tôi vẫn cứ tưởng tượng ra đâu đó,những bụi phấn tràm vẫn tung bay theo gió,tỏa mùi thơm nhẹ nhàng kéo tôi về kỷ niệm của ngày xưa...

Một số hình ảnh buổi tennis chia tay Hoàng 12F

Những bức ảnh quý giá